0718

Sân Hàng Đẫy, Hà Nội – Thời Gian Nâng Cấp, Khởi Công

Sân vận động Hàng Đẫy khánh thành vào năm 1958, đây được xem là một trong những sân vận động bóng đá già nua nhất tại Hà Nội. Cùng Socolive1 tìm hiểu tổng quan và cập nhật những thông tin mới nhất về sân Hàng Đẫy ngay sau đây.

Tổng quan sân Hàng Đẫy

Tổng quan sân Hàng Đẫy
  • Dự án: Sân vận động Hàng Đẫy (Hàng Đẫy Stadium)
  • Địa chỉ: Số 9 Trịnh Hoài Đức, đường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
  • Địa chỉ google map sân Hàng Đẫy
  • Chủ sở hữu: UBND TP Hà Nội, CLB Hà Nội
  • Nhà hiệu hành: Tập đoàn T&T
  • Sức chứa: 22,500 chỗ ngồi
  • Diện tích: 105x68m
  • Mặt sân: Cỏ Bermuda
  • Năm khánh thành: Năm 1934
  • Năm nâng cấp: 1958

Bên thuê sân: Đội tuyển Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, Viettel, Công an Hà Nội, Hà Nội ACB (từ năm 2000-2012), Công an Nhân Dân (năm 2015), Sài Gòn (từ năm 2010-2016), Hòa Phát Hà Nội (từ năm 2003-2011), sân Becamex Bình Dương  (Mekong Club Championship năm 2015), SHB Đà Nẵng (Mekong Club Championship năm 2018) Khánh Hòa (Mekong Club Championship 2017) và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (năm 2018).

Đôi nét về sân Hàng Đẫy, sân Hàng Đẫy ở đâu?

Sân vận động Hàng Đẫy là một sân vận động bóng đá lâu đời nhất nằm tại phố Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội. Sân Hàng Đẫy có sức chứa 22.500 chỗ ngồi, nơi đây từng là sân chủ nhà và nơi diễn ra các trận đấu của ĐTQG VN và các đội tuyển nữ, Olympic trước khi có trân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Ngoài ra, sân Hàng Đẫy còn là điểm hẹn của nhiều sự kiện thể thao văn hóa Hà Nội và Việt Nam. Các trận khai mạc, vòng loại, chung kết Cúp Tiger cũng đã diễn ra tại sân Hàng Đẫy.

Từ năm 2000-2006, sân Hàng Đẫy chính thức được đổi tên thành sân vận động Hà Nội. Trước năm 2016, sân Hàng Đẫy thuộc chủ sở hữu UBND TP Hà Nội sau đó bàn giao lại cho CLB Hà Nội quản lý – sử dụng và vận hành. Đến thời điểm hiện tại, đây là sân chủ nhà của 3 CLB là Viettel, Hà Nội và Công an Hà Nội.

Lịch sử sân Hàng Đẫy

Lịch sử sân Hàng Đẫy

Tọa lạc giữa phố Hàng Đẫy và làng Bích Câu, sân vận động Hàng Đẫy trước đây được xây dựng cho Trường thể dục Hà Nội (EDEP –  Hanoi’s École d’éducation physique) từ năm 1934, sau đó trường đổi tên thành Hội thể dục Bắc Kỳ (SEPTO – Société d’éducation physique du Tonkin).

Giai đoạn năm 1936 – 1938, sân Hàng Đẫy được gọi với cái tên SEPTO, với diện tích gần 20m2, sân chỉ chỉ chứa 400 chỗ ngồi (gỗ) và có hàng rào bao xung quanh. Khi ấy, mặt sân rất gồ ghề, hệ thống điện nước sơ sài và không có các tiện ích ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cho cầu thủ, khán giả.

Đến năm 1954, Việt Minh tiếp quản TP Hà Nội và do nhu cầu tăng cường, phát triển sức khỏe của người dân nên Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã cho nâng cấp sân Hàng Đẫy với tiêu chí “đẹp, tốt, hiện đại”. Công trình chính thức khởi công ngày 16/2/1958 và khánh thành vào ngày 24 tháng 8 năm 1958, đây được xem là tiến độ thi công nhanh nhất thời bấy giờ. 

Những con số biết nói đã cho thấy quy mô và tầm cơ khi đó của sân Hàng Đẫy: 1.825,50 viên gạch, 670 tấn xi măng, 2.112 than xỉ, 600 tấn sắt, 292 tấn vôi. Đặc biệt, công trình gắn liền với nhân dân Thủ đô khi có 101.304 công tham gia vào xây dựng. Riêng toàn bộ mặt sân cổ đều do các em thiếu nhi phụ trách.

Diện tích sân Hàng Đẫy lúc ấy là 21.844m2, hàng rào thay thế bằng tường cao. Có thêm 3 cửa lớn và 14 cửa nhỏ, trung tâm là sân bóng đá, xung quanh là đường chạy điền kinh, sân bóng rổ, bóng chuyền… Khu khán đài hình lòng chảo với sức chứa 2,5 vạn người (25.000 chỗ) với 20 bậc chứa.

Khán đài A ở phía Tây dọc phố Trịnh Hoài Đức có mái che chiếm hơn 1 nửa chiều dài. Phần dưới khán đài có 128 phòng sử dụng cho việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, luyện tập, vệ sinh của vận động viên và khán giả. Trận khai sân chính là trận đối đầu giữa Hải Phòng và Phnom Pênh (Campuchia). Thiết kế sân Hàng Đẫy hầu  như vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay ngoài một số nâng cấp được tiến hành ở thập niên 90.

CLB, giải đấu và trận đấu bóng đá tại sân Hàng Đẫy

Sân Hàng Đẫy, “địa chỉ đỏ” của thể thao Hà Nội nói riêng và thể thao miền Bắc nói chung. Ngoài các kỳ Đại hội TDTT Hà Nội hay TDTT toàn quốc, Đại hội TDTT sinh viên Đông Nam Á năm 2006,…  Chỉ khi phục vụ bóng đá, sân Hàng Đẫy mới chính là “thánh đường” của người Thủ đô, từ các giải túc cầu Việt từ SKDA (Giải bóng đá Quân đội các nước Xã hội Chủ nghĩa cho đến Tiger Cup 1998, Sea Games 22 (năm 2003) mặc dù đã có sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Sân Hàng Đẫy còn có lúc vinh hạnh được 3 đội bóng chuyên nghiệp đồng thời chọn làm sân chủ nhà, điển hình là Hà Nội, Viettel và Công an Nhân Dân vào năm 2017 và năm 2018 là CLB Hà Nội và Viettel. Tại mùa giải năm 2023 sắp tới đây, sân vận động Hàng Đẫy cũng sẽ được sử dụng bởi 3 CLB tại V.League 1 gồm: Viettel, Hà Nội và Công an Hà Nội.

Chưa dừng lại, Hàng Đẫy còn là đại bản doanh thu của các đội bóng lừng danh Thủ đô như: Tổng cục Đường sắt, Công an Hà Nội, Thể Công, sau này còn là Hà Nội ACB, Hòa Phát… Đỉnh cao nhất chính là sân nhà của cả 4 đội tuyển bóng đá chuyên nghiệp: Hà Nội ACB, Hà Nội T&T, Hòa Phát Hà Nội và CLB Hà Nội, khi ấy Hà Nội T&T đạt giải vô địch V-League 2010 còn Hòa Phát Hà Nội giành quyền tăng BXH trên sân nhà.

Trong ký ức không bao giờ quên của những người yêu bóng đá, Tiger Cup 1998 là một hoài niệm của người dân Thủ đô. Sân vận động Hàng Đẫy chính là nơi chứng kiến trực tiếp những Việt Hoàng, Hồng Sơn hay Văn Sỹ Hùng đại diện cho nền bóng đá Việt Nam “đè bẹp” Thái Lan – đối thủ “1 mất 1 còn” của Việt Nam với sỉ số áp đảo 3-0. Sân Hàng Đẫy là nơi bất kì ai cũng có thể cảm nhận được sức nóng của một “chảo lửa” đang sôi sục và hừng hực giữa lòng Thủ đô.

Những trận đấu đình đảm bấy giờ được xem là “derby Thủ đô” giữa Thể Công và Công an Hà Nội thì mua vé sân Hàng Đẫy luôn trong trạng không có để bán… Đó mới thực sự là những “món ăn tinh thần” vô giá một thời của người Hà Nội. Để đến khi thời thế thay đổi, những người mến mộ bóng đá vẫn luôn ghi nhớ không khí náo nhiệt ngày xưa với những Viettel, Hà Nội FC, Công an nhân dân, với những “đội chủ nhà” luôn thi đấu hết mình vì khát khao và sứ mệnh nuôi ngọn lửa đam mê luôn chảy trong tim của người hâm mộ.

Quá trình nâng cấp sân Hàng Đẫy

Quá trình nâng cấp sân Hàng Đẫy

Trong suốt 6 thập kỷ tồn tại, sân Hàng Đẫy đã trải qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp để hoàn thiện theo tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Đặc biệt nhất là vào thập niên 90 để phục vụ cho giải Tiger Cup 1998, sân Hàng Đẫy đã được nâng cấp với hệ thống ánh sáng mới hiện đại, mặt sân được thay cỏ mới, lắp thêm ghế ngồi, bảng điện tử, ghế ngồi điện tử, nâng sức chứa lên đến hơn 3 vạn chỗ ngồi.

Nhằm chuẩn bị cho mùa giải SEA Games 22 tại Việt Nam, năm 2023 sân Hàng Đẫy đã được nâng cấp và quy hoạch lại, kể cả những khu vực xung quanh. Tuy nhiên, đến năm 2010, sân vận động cho thấy những dấu hiệu xuống cấp và đạt đến mức cảnh báo nghiêm trọng và nguy hiểm năm 2015.

Mãi đến năm 2017, Ủy ban TP Hà Nội đề xuất nghiên cứu và lập dự án đầu tư trên khu đất TP Hà Nội để xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy với tổng diện tích là 32.158 m2 bao gồm cả sân Hàng Đẫy và các vùng phụ cận (khu đất Sở Kế hoạch và Đầu tư; Khu vực thi đấu Trịnh Hoài Đức). Kinh phí nâng cấp lần nữa hơn 10 tỷ đồng trước khi chính thức giao sân cho CLB Hà Nội FC.

Trong đó, khu nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức sẽ được xây dựng trở thành nhu nhà thi đấu đa năng với 6.938 m2, hơn 1.500 chỗ ngồi. Nhà thi đấu sẽ gồm 8 tầng và 1 tum với tổng chiều cao 35 m. Theo quy hoạch, tầng 1 sẽ có sảnh, khán đài, nhà thi đấu đa năng và khu dịch vụ, tầng 2-3 bố trí khu dịch vụ, tầng 4-8 khu văn phòng và dịch vụ.

Đã nhiều lần trải qua các công cuộc sửa chữa, cải tạo và nâng cấp lớn nhỏ, nhiều lần khoác lên mình tấm áo mới phù hợp với xu thế hơn. Thế như sân Hàng Đẫy vẫn không thể thoát khỏi sự tụt lùi của tốc độ phát triển và đô thị hóa quá nhanh của nền bóng đá châu lục và thế giới. Nhìn chung, sân Hàng Đẫy sau nhiều lần tu sửa đã không còn đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế của một sân vận động hiện đại.

Đã có rất nhiều lần các chuyên viên thuộc Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á hay Liên đoàn Bóng đá Châu Á khảo sát sân nhằm chuẩn bị cho những trận đấu quốc tế tại sân. Họ đều không đánh giá cao hạ tầng và cơ sở vật chất của sân Hàng Đẫy. Và hầu như, các trận đấu quy mô lớn quốc tế đều phải chuyển sang sân Mỹ Đình để tổ chức. 

Đó cũng là lý do tại sao mà một sân vận động Hàng Đẫy hoàn toàn mới sẽ được xây dựng trên chính mảnh đất hiện tại trong tương lai gần. Cụ thể năm 2018, tập đoàn T&T thông báo kế hoạch dỡ vả và xây mới toàn bộ sân vận động Hàng Đẫy với kinh phí khổng lồ hơn 7 ngàn tỉ đồng (250 triệu Euro). Thầu xây dựng là tập đoàn Pháp Bouygues và cho tiến hành xây dựng từ quý 4 năm 2018, kéo dài hơn 3 năm. Ngoài là sân vận động quốc gia thứ 2, Hàng Đẫy mới cũng sẽ là một trung tâm kinh tế, giải trí lớn của Hà Nội.

Xem thêm: Sân Cần Thơ

Kết Luận

Theo ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Tập đoàn T&T, dù là xây mới hoàn toàn nhưng sân vận động Hàng Đẫy vẫn giữ lại những nét đẹp truyền thống của một Hà Nội nghìn năm Thăng Long. Nhưng đâu đó vẫn gây ấn tượng bởi nét kiến trúc mạnh mẽ, văn minh và hiện đại nhất. Và hơn cả, dù là vóc dáng nào, có thiết kế ra sao thì sân Hàng Đẫy vẫn luôn và sẽ mãi là một sân khấu huyền thoại của người hâm mộ bóng đá Việt Nam.